sai lam khi di tieu nhu the nao

 7 sai lầm khi đi tiểu gây hại sức khỏe vùng chậu

Hạn chế những thói quen xấu trong khi đi tiểu cũng là cách giúp cho bàng quang và cơ sàn chậu luôn khỏe mạnh.


Đi tiểu là một trong những hoạt động sinh lý của con người, diễn ra nhiều lần trong ngày. Đi tiểu cũng tác động không nhỏ lên các cơ sàn chậu và bàng quang. Bác sĩ Lindsey Vestal, chuyên gia sức khỏe sàn chậu tại Mỹ cho biết, thói quen đi tiểu có thể tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cơ sàn chậu. Ông cũng khuyến cáo một số sai lầm dưới đây mà nhiều người có thể mắc phải khi đi tiểu dễ dẫn đến các vấn đề về xương chậu:



Đi tiểu trong lúc tắm


Nhiều người có thói quen đi tiểu ngay trong lúc tắm hoặc ngồi tiểu trên bồn cầu trong khi mở vòi nước hoặc mở nước vòi sen. Đây là một thói quen không tốt vì mối liên hệ giữa tiếng nước chảy và cảm giác muốn đi tiểu có thể dần hình thành thói quen muốn đi tiểu khi mở vòi nước.


Ở nữ giới, tư thế đứng tiểu khi mở vòi hoa sen được cho là không tốt cho cơ sàn chậu, do đó bàng quang không thể đẩy hết nước tiểu ra ngoài. Điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy sau này như nguy cơ nhiễm trùng tiểu, sỏi thận...


Duy trì thói quen đi vệ sinh tốt cũng là cách giữ cho bàng quang và cơ sàn chậu khỏe mạnh. Ảnh: Men’s Health

Duy trì thói quen đi vệ sinh tốt cũng là cách giữ cho bàng quang và cơ sàn chậu khỏe mạnh. Ảnh: Men’s Health


Dùng quá sức khi đi vệ sinh


Thói quen nín thở khi đi tiểu hoặc vận dụng cơ bụng để cố gắng đẩy nhanh quá trình đi vệ sinh, đặc biệt là đại tiện, có thể làm suy yếu bàng quang đồng thời gây áp lực cho các cơ vùng chậu, tăng nguy cơ sa vùng chậu và bệnh trĩ. Thay vào đó, chuyên gia khuyên mọi người nên thư giãn hết mức có thể để nước tiểu được thải ra ngoài một cách tự nhiên.


Vệ sinh từ sau ra trước


Chuyên gia cảnh báo việc lau ngược ra trước sau khi đi vệ sinh có thể đưa phân và chất lỏng vào niệu đạo hoặc lỗ dẫn nước tiểu, dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu. Do đó, sau khi đi tiểu nên vệ sinh từ trước ra sau.


Đi tiểu vội


Ngay cả khi đang bận rộn, việc đi vệ sinh một cách vội vàng là không nên. Vội vàng khi đi tiểu có thể khiến cho bàng quang không được làm rỗng hoàn toàn, dẫn đến rò rỉ hoặc viêm nhiễm. Thay vào đó, hãy cho bản thân thời gian đủ cần thiết để đi tiểu thoải mái nhất, bằng cách này, bàng quang có thể được lấp đầy nước tiểu sau đó thay vì bị căng và chỉ được thải được một nửa lượng nước tiểu.


Nhịn tiểu quá lâu


Không vội vàng đi tiểu nhưng cũng không đồng nghĩa với việc nhịn tiểu là tốt. Việc bỏ qua hoạt động đi tiểu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bàng quang và làm đảo lộn hoạt động bình thường của bộ phận này. Nhịn tiểu quá lâu (từ 5 giờ trở lên) có thể làm giảm khả năng nhạy cảm của bàng quang, từ đó có nguy cơ dẫn đến rò rỉ nước tiểu hoặc nhiễm trùng bàng quang. Nên đi tiểu trong thời gian từ 2-4 giờ một lần trong ngày.


Cố đi tiểu dù không thực sự cần


Hoạt động làm rỗng bàng quang thường xuyên để nước tiểu không bị tích tụ có thể giúp phòng bệnh nhiễm trùng tiểu nhưng không nhất thiết là đi tiểu mọi lúc. Chỉ nên đi vệ sinh khi thực sự có nhu cầu để tránh bàng quang trở nên nhạy cảm hơn và luôn có cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên hơn. Đặc biệt ở những bệnh nhân mắc chứng bàng quang tăng hoạt, việc đi vệ sinh quá nhiều có thể làm nghiêm trọng tình trạng bệnh hơn.


Tư thế khi đi tiểu

http://namkhoa152xadan.iwopop.com/benh-giang-mai

https://bvsuckhoesinhsan.puzl.com/_news/ung-thu-vu-dieu-tri-the-nao/344772

https://namkhoa152xadan-6b1032.webflow.io/blog/nhung-phuong-phap-cat-bao-quy-dau-tham-my-khong-dau-2022

https://bvsuckhoesinhsan.mystrikingly.com/blog/cac-benh-nam-khoa-can-chua-tri-som

http://bvsuckhoesinhsan.weebly.com/blog/viem-am-dao-dieu-tri-kieu-gi

https://bvsuckhoesinhsan.puzl.com/_news/dau-hieu-chay-mu-bat-thuong-o-duong-vat-nam-gioi/343741

https://60ffa9f79cd4d.site123.me/my-blog/tham-my-vung-kin-kieu-han-quoc-nhu-nao

https://bvsuckhoesinhsan.doodlekit.com/blog/entry/21087102/dan-ong-thich-gi-o-con-gai

http://namkhoa152.bravesites.com/entries/general/duong-vat-co-mui-hoi-la-can-benh-nhu-the-nao

Ngồi xổm hoặc gập lưng được xem là những tư thế tốt khi đi tiểu giúp bàng quang dễ dàng thả lỏng để thải nước tiểu ra ngoài. Nếu ngồi trên bồn cầu, tư thế ngồi được khuyến nghị là kê thêm một chiếc ghế nhỏ ở dưới chân, hơi nghiêng mình về phía trước tạo thành góc 35 độ và bắt đầu đi tiểu.


Các chuyên gia cũng khuyến mọi người nên dành thời gian để giúp các cơ sàn chậu được thư giãn hoàn toàn trong khi đi vệ sinh sẽ giúp bàng quang được làm rỗng hoàn toàn, giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hoặc rối loạn chức năng cơ sàn chậu.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

cat bao quy dau co dau khong chua the nao

trung quoc phong toa thanh pho vi covid

Bị mụn lưng phải làm sao