Sống gần không gian xanh giúp tăng tuổi thọ
Nghiên cứu gần đây cho thấy, phụ nữ sống ở khu vực có nhiều không gian xanh giảm 12% tỉ lệ tử vong nói chung so với những người sống ở khu vực có ít cây xanh hơn.
Những phụ nữ sống gần môi trường xanh cũng giảm 34% nguy cơ tử vong liên quan tới hô hấp và 13% nguy cơ tử vong do ung thư. Mối liên quan giữa việc sống trong môi trường xanh và giảm tỉ lệ tử vong vẫn rõ ràng khi các nhà nghiên cứu tính đến những yếu tố khác như tuổi, chủng tộc, hút thuốc lá và tình trạng kinh tế xã hội.
Phụ nữ có xu hướng sống thọ hơn khi họ sống ở những khu vực được phủ xanh. Điều này có liên quan đến thực tế là môi trường tự nhiên giúp giảm stress và tăng hoạt động thể chất, góp phần làm tăng tuổi thọ.
Giảm hoạt động thể chất và hoạt động xã hội có thể dẫn tới trầm cảm, song việc hòa mình vào không gian xanh giúp giảm nguy cơ này. Vì vậy, nếu bạn muốn sống thọ hơn và khỏe mạnh hơn, hãy cố gắng trồng nhiều cây xanh quanh nơi ở.
Tạm dừng hoạt động du lịch lặn biển tại vịnh Nha Trang
23/06/2022
SKV – Tạm dừng hoạt động du lịch lặn biển trong khu bảo tồn thuộc vịnh Nha Trang, Tỉnh ủy Khánh Hòa yêu cầu khảo sát, đánh giá tổng thể mức độ thiệt hại, cũng như lượng san hô còn lại ở Hòn Mun.
San hô chết hàng loạt tại vịnh Nha Trang
Thông tin từ UBND tỉnh Khánh Hòa, được biết Thường trực Tỉnh ủy đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa thông báo 347 kết luận trước mắt phải tạm dừng các hoạt động du lịch lặn biển tại các khu vực dễ làm tổn hại rạn san hô trong khu vực vùng vịnh Nha Trang, đặc biệt là Hòn Mun, đồng thời khoanh nuôi bảo vệ các khu vực nhạy cảm trên vịnh Nha Trang. Trong nội dung Kết luận đề xuất các giải pháp lâu dài, xây dựng kế hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang.
Được biết, Thường trực Tỉnh uỷ Khánh Hòa hôm 20/6 đã có buổi làm việc, nghe UBND tỉnh báo cáo việc suy giảm rạn san hô tại Khu bảo tồn biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang. Sau khi lắng nghe UBND tỉnh, UBND TP. Nha Trang báo cáo, ý kiến của các thành viên dự họp và ý kiến thống nhất của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các nội dung đề xuất tại buổi họp, Thường trực Tỉnh uỷ kết luận: Thời gian qua, các cơ quan báo chí phản ánh cơ bản đúng thực trạng suy giảm rạn san hô tại khu vực Hòn Mun, vịnh Nha Trang.
Qua những ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, báo cáo của Ban quản lý vịnh Nha Trang, UBND TP. Nha Trang và ý kiến của các thành viên tại cuộc họp bước đầu cho thấy, việc suy giảm phần lớn rạn san hô tại khu bảo tồn biển Hòn Mun là một quá trình chịu tác động tích lũy từ nhiều năm, gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Trong đó, nguyên nhân khách quan dẫn đến việc suy giảm rạn san hô nêu trên là do tác động của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của cơn bão Damrey năm 2017 và cơn bão số 9 năm 2021 (đánh giá không có hiện tượng axit hóa đại dương).
Tại kết luận nêu rõ nguyên nhân chủ quan là do công tác quản lý nhà nước, sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương liên quan, hoạt động của Ban quản lý vịnh Nha Trang còn nhiều hạn chế, bất cập, thiếu sót; các hoạt động của con người tác động lên hệ sinh thái biển vịnh Nha Trang nói chung và rạn san hô tại khu bảo tồn biển Hòn Mun nói riêng vẫn chưa được xử lý kịp thời như khai thác thủy sản trái phép, nạo vét, xây dựng các công trình ven biển không đúng quy định, xả thải từ các hoạt động du lịch,…
Theo Kết luận của Ban Thường vụ tỉnh ủy Khánh Hòa, vịnh Nha Trang là một trong 16 khu bảo tồn biển quốc gia (theo Quyết định 742/QĐ-TTg năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020) và cũng là khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam. Do đó, việc bảo tồn, giữ gìn và phục hồi hệ sinh thái biển đa dạng tại vịnh Nha Trang, trong đó có rạn san hô tại khu bảo tồn biển Hòn Mun là một trong những nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp thiết, vừa lâu dài của tỉnh Khánh Hòa nói chung và TP. Nha Trang nói riêng.
Về rà soát cơ chế quản lý, bảo tồn vịnh Nha Trang, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo rà soát lại toàn bộ cơ chế quản lý, bảo tồn vịnh Nha Trang, công tác phối hợp liên ngành giữa các sở, ngành, địa phương trong tỉnh, công tác phối hợp giữa UBND tỉnh Khánh Hòa các với bộ, ngành Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường) để ban hành hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành cơ chế quản lý, bảo tồn vịnh Nha Trang hiệu quả, bền vững, đúng quy định.
Về nâng cao năng lực của Ban quản lý vịnh Nha Trang, UBND tỉnh cần chỉ đạo UBND TP. Nha Trang rà soát, củng cố, kiện toàn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ban quản lý vịnh Nha Trang hoặc nghiên cứu mô hình Ban điều phối Vịnh Nha Trang có đủ thẩm quyền theo quy định, gắn với trách nhiệm của tập thể và người đứng đầu trong công tác quản lý vịnh Nha Trang; đồng thời, xem xét, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính để Ban quản lý thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Về liên kết, hợp tác trong công tác quản lý các khu bảo tồn biển trên vịnh Nha Trang, UBND tỉnh phải chỉ đạo nghiên cứu phương án quản lý, khai thác vùng mặt nước trong vịnh Nha Trang theo hướng xã hội hóa, xây dựng mô hình quản trị công tư, kết hợp hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ gắn với nhiệm vụ bảo vệ các khu bảo tồn biển trên vịnh Nha Trang một cách hiệu quả, bền vững.
Về nghiên cứu, điều tra khảo sát, đánh giá định kỳ việc bảo tồn, giữ gìn các rạn san hô trên vịnh Nha Trang (bao gồm khu bảo tồn biển Hòn Mun), UBND tỉnh Khánh Hòa được yêu cầu chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng Kế hoạch điều tra, khảo sát, đánh giá định kỳ các tác nhân của làm suy giảm rạn san hô trên vịnh Nha Trang, đề ra các giải pháp phù hợp để bảo vệ và phục hồi các rạn san hộ một cách bền vững, lâu dài.
Hoạt động du lịch lặn biển tại khu vực Hòn Mun tạm thời bị cấm
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh xem xét các đề xuất nghiên cứu thiết lập “Khu dự trữ sinh quyển Hòn Bà – Sông cái” và “Khu sinh thái biển quốc tế vịnh Nha Trang”, qua đó kêu gọi các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, người dân, doanh nghiệp cùng chung tay với chính quyền để bảo tồn giá trị đặc hữu, đa dạng của vịnh Nha Trang.
Theo Kết luận của Ban Thường vụ tỉnh ủy Khánh Hòa, vịnh Nha Trang là một trong 16 khu bảo tồn biển quốc gia (theo Quyết định 742/QĐ-TTg năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020) và cũng là khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam.
Do đó, việc bảo tồn, giữ gìn và phục hồi hệ sinh thái biển đa dạng tại vịnh Nha Trang, trong đó có rạn san hô tại khu bảo tồn biển Hòn Mun là một trong những nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp thiết, vừa lâu dài của tỉnh Khánh Hòa nói chung và TP. Nha Trang nói riêng.
Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh xem xét các đề xuất nghiên cứu thiết lập “Khu dự trữ sinh quyển Hòn Bà – Sông cái” và “Khu sinh thái biển quốc tế vịnh Nha Trang”, kêu gọi các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, người dân, doanh nghiệp cùng chung tay với chính quyền để bảo tồn
Bên cạnh đó, UBND tỉnh chỉ đạo nghiên cứu phương án quản lý, khai thác vùng mặt nước trong vịnh Nha Trang theo hướng xã hội hóa, xây dựng mô hình quản trị công tư, kết hợp kinh doanh du lịch, dịch vụ gắn với nhiệm vụ bảo vệ các khu bảo tồn biển một cách hiệu quả, bền vững.
Nhận xét
Đăng nhận xét