sẵn sàng cho các kế hoạch phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ

Các Trung tâm tiêm phòng ở nhiều quốc gia châu Âu đang chạy đua với thời gian để tiêm vaccine ngừa đậu mùa khỉ cho người dân. Tuy nhiên tình trạng thiếu vaccine xảy ra ở nhiều nơi, thiếu hiểu biết về bệnh đậu mùa khỉ, nhầm lẫn các triệu chứng với cảm cúm thông thường… đang là những yếu tố khiến căn bệnh lây lan nhanh chóng. Tại Việt Nam, Bộ Y tế cũng đã sẵn sàng các kế hoạch để ứng phó với căn bệnh này.





WHO đã tuyên bố đậu mùa khỉ là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng


Trước tình hình lây lan mạnh mẽ của căn bệnh này, vaccine đang trở nên thiếu thốn tại các quốc gia châu Âu. Sau khi thế giới ghi nhận đến 16.000 ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ, ngày 23/7 Tổ chức Y Tế thế giới (WHO) tuyên bố đậu mùa khỉ là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.


Theo Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus: “Đậu mùa khỉ đã lây lan nhanh và trở thành một sự kiện bất thường, tạo thành mối đe dọa đối với nhiều quốc gia, yêu cầu phản ứng phối hợp đa quốc gia. Đợt bùng phát này đã lây lan rộng trên khắp thế giới thông qua phương thức lây truyền mà chúng ta còn hiểu biết quá ít”.


Ước tính thế giới cần ít nhất 1 năm để kiểm soát đợt bùng phát, trong thời gian đó, virus có thể đã lây lan cho hàng trăm nghìn người và có thể tồn tại vĩnh viễn tại một số quốc gia. Đợt bùng phát càng kéo dài, khả năng virus lây nhiễm ngược từ người sang quần thể động vật càng cao.


Đậu mùa khỉ và Covid-19 là lời cảnh bảo để chính phủ các nước chuẩn bị ứng phó với các mầm bệnh mới nổi trong tương lai. Có 2 chủng đậu mùa khỉ phổ biến là chủng Công gô, biểu hiện nặng hơn và gây tử vong cho khoảng 10% người mắc bệnh; chủng Tây Phi có biểu hiện nhẹ hơn và gây tử vong cho 1% người mắc bệnh. Hiện các bệnh nhân trong đợt bùng phát mới đã mắc chủng đậu mùa Tây Phi.




Bộ Y tế , đại diện WHO tại Việt Nam và đại diện CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam, cùng đại diện các các cơ quan liên quan họp khẩn để bàn phương án ứng phó dịch bệnh đậu mùa khỉ.


Ngay sau khi nhận thông tin bùng phát đậu mùa khỉ trên thế giới, Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế đã soạn thảo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị. Sắp tới Bộ Y tế sẽ tiến hành tập huấn cho các cơ sở y tế. Đa số ca bệnh đều là những trường hợp nhẹ, một số trường hợp có biến chứng như nhiễm khuẩn huyết, biến chứng phổi, não, vì vậy sẽ phân ra tuyến xã, huyện điều trị ca nhẹ, tuyến tỉnh và tuyến cuối điều trị ca biến chứng.


Triệu chứng đầu tiên của bệnh đậu mùa khỉ là sốt, nhức đầu dữ dội, nổi hạch, đau lưng, đau cơ và suy nhược cơ thể. Tiếp đến, người bệnh bị phát ban trên da, ngứa rát, nổi mụn nước và mụn mủ.


Phó Cục trưởng ục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế Nguyễn Trọng Khoa cho rằng, đường lây chính đậu mùa khỉ là do tiếp xúc trực tiếp và giọt bắn, nguy cơ lây ở cơ sở y tế khá cao, vì vậy phải có phương án phòng hộ cho nhân viên y tế. Về chẩn đoán, do Việt Nam chưa có bộ kít xét nghiệm đậu mùa khỉ, trước mắt chúng ta dựa vào triệu chứng lâm sàng để sàng lọc, sau này có các chẩn đoán cận lâm sàng đặc hiệu sẽ áp dụng.


Giáo sư Đặng Đức Anh – Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho hay: “Chúng tôi đang đề nghị WHO cập nhật thêm quy trình chẩn đoán vì chúng ta chưa có quy trình chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ trong phòng thí nghiệm. Chúng ta đang đợi nhận bộ mồi và trứng dương của WHO cung cấp“.

https://seotot.edu.vn/members/namkhoa152xadan.519881/#info
https://plus.edu.vn/members/namkhoa152xadan.35415/#info
http://www.bongbansaigon.com/forum/index.php?members/9340/#about
https://forum.idws.id/members/namkhoa152xadan.1295433/#info
https://kenhrao.com/members/namkhoa152xadan.21486/#about
https://dutrai.com/members/namkhoa152xadan.6318/#about
https://reactos.org/forum/memberlist.php?mode=viewprofile&u=78999
https://dongnairaovat.com/members/namkhoa152xadan.7906.html#info
https://www.alldeaf.com/members/namkhoa152xadan.109760/#about
https://www.empowher.com/users/namkhoa152xadan

Bà Nguyễn Thị Liên Hương – Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, bệnh đậu mùa khỉ khó lây, lây qua tiếp xúc trực tiếp qua giọt bắn lớn và không lây qua không khí. Bên cạnh đó, hiện nay trên thế giới chưa có thuốc đặc hiệu, vaccine đặc biệt cho bệnh. Việt Nam cũng không còn dự trữ vaccine đậu mùa.


Theo đó, đề nghị các địa phương tập trung năng lực tăng cường giám sát và phát hiện bệnh tại tất cả cửa khẩu và các tỉnh, thành thông qua giám sát bệnh truyền nhiễm, cơ sở y tế đồng thời, cần xây dựng các kịch bản đối phó. Hiện Việt Nam đang ở nhóm 1 chưa có ca bệnh, do vậy cần có kịch bản ứng phó khi vào nhóm 2,3,4 cho các tình huống có ca bệnh, ca nhập cảnh, ca bệnh trong cộng đồng./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

cat bao quy dau co dau khong chua the nao

viem khop goi co nen tap the nao khong

trung quoc phong toa thanh pho vi covid