Đồng tính không phải bệnh và không thể chữa

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ và Y tế các bộ, ngành về việc chấn chỉnh công tác khám chữa bệnh đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới.

Ngày 8/8 Bộ Y tế khẳng định đồng tính không phải là bệnh nên không thể “chữa”, không cần “chữa” mà chỉ hỗ trợ về mặt tâm lý.

“Không coi đồng tính, song tính, chuyển giới là bệnh nên không thể can thiệp, ép buộc điều trị mà chỉ hỗ trợ về tâm lý và do người có hiểu biết về bản dạng giới thực hiện”, Bộ Y tế nêu rõ và đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh phải bình đẳng, tôn trọng về giới tính, không phân biệt đối xử, kỳ thị.

Quan điểm này được Bộ Y tế đưa ra sau khi nhận phản ánh từ Chương trình Hỗ trợ Mạng lưới Cộng đồng (SCDI) về việc một số cơ sở y tế và bác sĩ quảng bá là “chữa khỏi bệnh đồng tính”. Bộ Y tế không nêu tên đơn vị hay cá nhân liên quan, tuy nhiên bác bỏ thông tin “chữa được bệnh”.


Bộ Y tế khẳng định, do không phải là bệnh nên đồng tính không thể ‘chữa’, không cần ‘chữa’ và cũng không thể làm cách nào thay đổi được. Ảnh minh hoạ: Nguồn internet
Ngày 17/5/1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) loại bỏ đồng tính luyến ái khỏi danh sách bệnh Tâm thần. Kể từ năm 1994, đồng tính luyến ái không còn bị coi là bệnh, không có tên trong bảng DSM 5 – Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác định “đồng tính không phải là bệnh”, mà là những người có xu hướng tính dục với người đồng giới. Đồng tính và chuyển giới đã được WHO đưa ra khỏi chương Bệnh rối loạn tâm thần và hành vi, trong Danh mục các bệnh Quốc tế (ICD) lần lượt vào năm 1990 và 2019.

Thực tế hiện nay tại Việt Nam, rất nhiều phụ huynh không thể chấp nhận sự thật con mình đồng tính vì sợ những định kiến từ xã hội. Có gia đình tìm thầy lang cúng bái, tìm đến bác sĩ để mong chữa “bệnh đồng tính” cho con, vô tình làm tổn thương con trẻ. Có người vì sợ điều tiếng nên giấu diếm bản giới thật, chấp nhận cuộc sống hiện tại trong dày vò.

Do vậy, Bộ Y tế đề nghị lãnh đạo các đơn vị chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lí của mình quán triệt các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong toàn quốc tăng cường tuyên truyền, phổ biến để các bác sĩ, nhân viên y tế và người dân đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiểu đúng về người đồng tính, song tính và chuyển giới.

Khi tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người đồng tính, song tính, chuyển giới phải bình đẳng, tôn trọng về giới tính, không phân biệt đối xử, kì thị đối với các đối tượng này; không coi đồng tính, song tính, chuyển giới là một bệnh; không can thiệp, ép buộc điều trị đối với các đối tượng này, nếu có chỉ là hỗ trợ về tâm lý và do người có hiểu biết về bản dạng giới thực hiện.

https://www.patreon.com/namkhoa152xadan
https://www.buymeacoffee.com/namkhoa152xadan
https://www.beatstars.com/namkhoa152xadan/about
https://play.eslgaming.com/player/18125179/
http://yourlisten.com/namkhoa152xadan
https://recordsetter.com//user/namkhoaxadan
https://hearthis.at/namkhoa152xadan/set/namkhoa-xadan/
https://app.lookbook.nu/namkhoa152xadan
https://www.turnkeylinux.org/user/1750793
https://discover.events.com/profile/viemphukhoa24h/3633771/savethedate/

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người hành nghề trong việc thực hiện, tuân thủ các nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật.

Theo đại diện Tổ chức LGBT, hiện chưa có thống kê đầy đủ về số lượng người đồng tính tại Việt Nam, do nhiều người không công khai bản giới thật.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

cat bao quy dau co dau khong chua the nao

viem khop goi co nen tap the nao khong

trung quoc phong toa thanh pho vi covid