Cách giải rượu khi bị “quá chén”

Rượu bia là thứ đồ uống được dùng phổ biến, nhất là trong những dịp nghỉ lễ, liên hoan, gặp gỡ người thân, bạn bè. Tuy nhiên, uống nhiều, “quá chén” dễ bị say, thậm chí có thể dẫn đến tử vong do ngộ độc rượu.





1. Uống nhiều rượu nguy hại cho sức khỏe


Uống rượu quá nhiều dễ bị say, ngộ độc rượu gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Đặc biệt, số lượng người bị ngộ độc rượu thường có xu hướng tăng trong những dịp nghỉ lễ. Nhiều trường hợp ngộ độc rượu cấp tính nặng phải nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu với các biến chứng như khó thở, suy hô hấp, hạ đường huyết, suy thận…


Nguy hiểm hơn, người bị ngộ độc rượu do methanol có thể bị ảnh hưởng đến thần kinh, não, máu, tim mạch, huyết áp, thận… rất dễ dẫn đến tử vong.


Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, chỉ nên uống rượu vừa phải, nên chọn loại rượu có thương hiệu bảo đảm an toàn và không uống rượu khi đói.


Trong trường hợp quá chén có biểu hiện say rượu nên biết cách xử trí phù hợp để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.


2. Cách nhận biết và xử trí khi bị say rượu


Theo ThS.BS. Đỗ Quốc Phong, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện E, say rượu gây ảnh hưởng nguy hại tới sức khỏe vì rượu tác động đến hệ thần kinh, làm mất kiểm soát vận động, hành vi, lời nói…


Người bị say rượu thường có biểu hiện:


Chếnh choáng


Nói líu lưỡi


Phối hợp vận động cơ thể kém


Mất thăng bằng


Buồn nôn, nôn…


Do khả năng phối hợp vận động bị mất kiểm soát nên người say rượu rất dễ bị ngã, bị cảm, hạ đường huyết… Vì vậy, người xung quanh cần biết cách xử trí đúng.


Xử trí như thế nào?


– Nên đặt người say rượu nằm nghỉ ở tư thế nằm nghiêng để phòng nếu bị nôn sẽ tránh được nguy cơ sặc chất nôn vào phổi.


– Cần lưu ý khoảng 1-2 tiếng lại đánh thức người bị say rượu để phòng ngừa nguy cơ nạn nhân bị hôn mê mà người nhà không biết.


– Theo dõi nếu thấy nạn nhân có một trong các dấu hiệu dưới đây cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, cấp cứu kịp thời:


Bất tỉnh, gọi hỏi không biết.


Thở khò khè, ứ đọng đờm dãi ở miệng họng.


Thở yếu, nhịp thở không đều, thở chậm hoặc ngừng thở.


Da, môi, móng tay tím tái hoặc nhợt, lạnh.


Tiểu tiện, đại tiện ra quần, đái ít (lượng nước tiểu ít hơn bình thường)


Nôn nhiều, đau bụng, bụng chướng.


Tê, yếu chân tay, một bên chân tay hoặc một bên mặt, nói ngọng, nhìn mờ.


Có dấu hiệu co giật. Trong trường hợp này cần giữ nạn nhân nằm nghiêng để tránh ngã, va đập, không cho các vật cứng vào miệng. Nếu có có dấu hiệu thở yếu, ngừng thở cần hô hấp nhân tạo và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế cấp cứu ngay.


https://classifieds.sandpointonline.com/user/profile/54284
https://okmen.edu.vn/members/namkhoa152xadan.16960/#info
https://telegra.ph/phong-kham-nam-khoa-07-01
https://www.phiencho.com/members/namkhoa152xadan.3281/#about
https://forum.umbandaeucurto.com/usuario/namkhoa152xadan
https://www.demve.com/members/namkhoa152xadan.33668/#info
https://www.imdb.com/user/ur154241775/?ref_=nv_usr_prof_2
https://hvacr.vn/diendan/members/namkhoa152xadan.133744/#about
https://buyandsellhair.com/author/namkhoa152xadan/
https://vnfix.vn/members/namkhoa152xadan.11460/#about


3. Có nên cho người say rượu ăn uống không?


Phần lớn mọi người có thói quen không ăn trước khi uống, hoặc chỉ uống mà không ăn gì, hoặc ăn rất ít. Đến khi say lại nằm ngủ luôn nên rất dễ bị hạ đường huyết.


Vì vậy, để phòng ngừa hạ đường huyết, nếu người say rượu còn tỉnh táo nên ăn nhẹ các món như: cháo loãng, sữa…


Người nhà cần lưu ý, không nên để người say nằm ngủ li bì mà không ăn gì, cứ sau vài tiếng lại đánh thức và cho người say uống hoặc ăn thêm gì đó.


4. Một số món ăn, đồ uống có thể giải rượu


4.1. Nên cho người say rượu uống gì?




Nên cho người say rượu uống nhiều nước.


Nên cho người say rượu uống nhiều nước để pha loãng nồng độ cồn trong cơ thể, giúp cho quá trình đào thải rượu được nhanh chóng và phòng ngừa mất nước do nôn.


Các loại nước dùng tốt cho người bị say rượu là: nước lọc, sữa, nước cơm, nước cháo loãng, nước mật ong, nước canh; các loại nước trái cây như nước dừa tươi, nước mía; trà gừng…


Uống sữa, nước cháo, cơm, canh hay các loại nước trái cây trên vừa có tác dụng bổ sung nước và điện giải, vừa có tác dụng giải rượu, giảm buồn nôn và phòng tránh hạ đường huyết.


4.2. Món ăn nào tốt cho người bị say rượu?


Khi bị say rượu, người bệnh nên ăn các món ăn loãng, có nhiều nước, dễ tiêu như cháo, súp, sữa, phở…


– Đối với cháo có thể ăn cháo gạo tẻ loãng thêm chút muối và đường; cháo đậu xanh; cháo trứng. Ăn cháo trứng rất tốt cho người say rượu vì trong trứng chứa nhiều axit amin, trong đó có cystein có tác dụng làm giảm tác dụng có hại của rượu bia lên cơ thể.


– Nên ăn súp gà, nước dùng gà hoặc rau củ.


– Một số món ăn nhiều nước, tinh bột, dễ tiêu như phở bò, gà…  cũng  phòng tránh hạ đường huyết khi bị say rượu.


Để đảm bảo sức khỏe và hạn chế tác dụng có hại của rượu, khi uống rượu mọi người cần ăn uống đầy đủ và uống ở mức độ vừa phải. Người dân không uống các loại rượu không rõ nguồn gốc và không đảm bảo tiêu chuẩn. Những người có bệnh về gan mật, huyết áp, tim mạch … không nên uống rượu.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

cat bao quy dau co dau khong chua the nao

trung quoc phong toa thanh pho vi covid

yeu sinh ly la can benh the nao cung hoi dap voi bac si chuyen gia