4 bài thuốc từ cây gối hạc chữa bệnh xương khớp

Cây gối hạc là cây thuốc nam có tác dụng chữa bệnh xương khớp rất hiệu quả. Sau đây là 4 bài thuốc từ gối hạc chữa bệnh xương khớp.

1. Đặc điểm của cây gối hạc

Cây gối hạc (xích thược nam) là cây thuốc nam có tác dụng chữa các bệnh về xương khớp. Cây thuốc này được trồng rất nhiều ở huyện Yên Thế, Bắc Giang. Cây gối hạc còn mọc hoang ở nhiều ở các tỉnh Trung du, miền Núi phía Bắc và một số tỉnh phía Nam.



Gối hạc, còn có tên gọi khác là bí dại, mũn, phỉ tử, mạy chia. Tên khoa học: Leea rubra Blume ex Spreng, thuộc họ Gối hạc (Leeaceae).


Cây nhỏ, thường cao khoảng 1-2m, có khi hơn. Thân có rãnh dọc và phình lên ở các mấu. Rễ có vỏ ngoài màu hồng, lõi có màu hồng, trắng hay vàng.


Lá kép lông chim 3 lần, các lá phía trên kép lông chim 2 lần, mọc so le. Các lá chét khía răng to.



Cây gối hạc.

Hoa nhỏ, màu hồng, mọc thành ngù ở ngọn cành. Quả chín có màu đen. Mùa hoa quả tháng 5-10.


Bộ phận dùng làm thuốc: Rễ, thân, lá, chủ yếu là dùng rễ.


Lá dùng ngoài đắp chữa đau lưng, chấn thương phù nề hoặc mụn nhọt. Thân dùng chữa như rễ nhưng hoạt chất ít nên ít dùng.


Tính vị, quy kinh: Cây gối hạc tính mát, vị ngọt, đắng, vào ba kinh: Phế, tỳ và vị.


Liều dùng: Từ 12g đến 20g/ngày.


Cây gối hạc chữa các bệnh về xương khớp như viêm khớp cấp, viêm khớp mạn tính, tràn dịch khớp gối, thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống lưng, thoái hóa cột sống cổ cho hiệu quả rất tốt.


2. Một số bài thuốc từ gối hạc

2.1. Chữa viêm khớp gối cấp, tràn dịch khớp gối

– Bài 1: Rễ gối hạc 20g, rễ cỏ xước (ngưu tất nam) 12g, dây đau xương (tục cốt đằng) 15g, kim ngân hoa 15g, bồ công anh 10g, cam thảo nam 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.



Rễ cỏ xước.

– Bài 2: Rễ gối hạc 20g, ý dĩ 20g, dây gắm (vương tôn) 20g, củ cốt khí 12g, thổ phục linh (khúc khắc) 12g, hy thiêm thảo 20g, cam thảo 6g, mộc thông 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.


2.2. Bài thuốc chữa thoái hóa khớp gối (hạc tất phong), tràn dịch khớp gối

– Bài 3: Gối hạc 20g, cốt toái bổ (tắc kè đá) 15g, tỳ giải 15g, hoàng lực 15g, dây đau xương 12g, tứ phương đằng (dây vuông) 12g, na rừng 15g, đơn chân nhện 12g, thổ phục linh 12g, rễ xấu hổ 12g, tang chi (cành dâu) 15g, bưởi bung 12g, mộc thông 15g, ý dĩ 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.


2.3. Bài thuốc hỗ trợ chữa thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống

– Bài 4: Gối hạc 20g, dây gắm 15g, cẩu tích 15g, rễ đinh lăng 12g, cốt khí 12g, cốt toái bổ 12g, kê huyết đằng 15g, chỉ xác 8g, rễ cỏ xước 12g, tỳ giải 15g, quế chi 05g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.


Cây gối hạc chữa bệnh xương khớp - Ảnh 6.

Các vị trí thường hay bị đau trong bệnh cơ xương khớp.

https://scioly.org/forums/memberlist.php?mode=viewprofile&u=117215
https://batdongsan24h.edu.vn/members/namkhoa152xadan.10492/#info
http://samkey.org/forum/member.php?262539-namkhoa152xadan&tab=aboutme#aboutme
https://chuanmen.edu.vn/members/namkhoa152xadan.19846/#info
https://justpaste.it/3b3ug
https://storium.com/user/namkhoa152xadan
https://giphy.com/channel/namkhoa152xadan
https://community.spiceworks.com/people/spicehead-lmr3i
https://kinja.com/namkhoa152xadan/discussions
https://web.telegram.org/k/#@suckhoegioitinh

3. Phòng ngừa các bệnh xương khớp

Người bệnh cần duy trì cân nặng hợp lý.

Không nên giữ quá lâu một tư thế.

Loại bỏ các thói quen không tốt cho xương khớp như: Không nên gối cao hơn 6cm khi ngủ, tránh nằm những loại đệm quá mềm, không nằm võng quá nhiều, không đặt máy tính quá thấp, không nên cúi gằm khi dùng điện thoại, không cúi khom người khi bê, nhấc, không nhấc đột ngột những vật nặng với tư thế chưa thoải mái, nếu vật quá nặng cần gọi người hỗ trợ không nên quá sức…

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

cat bao quy dau co dau khong chua the nao

trung quoc phong toa thanh pho vi covid

Bị mụn lưng phải làm sao