Tổng hợp tin về dịch sốt xuất huyết mới nhất

TP. HCM: Phát hiện sớm ca bệnh, không để sốt rét thành dịch

TP.HCM đề nghị các bệnh viện cũng như địa phương giám sát chặt chẽ để phát hiện sớm người mắc bệnh sốt rét, tránh tình trạng bùng dịch khó kiểm soát.

Singapore vật lộn với dịch sốt xuất huyết có diễn biến bất thường
Singapore đang phải đối mặt với tình trạng 'khẩn cấp' khi nước này phải vật lộn với đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết, một căn bệnh thường bùng phát theo mùa, nhưng đầu năm nay đã diễn biến bất thường.

Theo đó Singapore đã ghi nhận số ca sốt xuất huyết vượt qua mốc 11.000 ca - vượt xa con số 5.258 mà nước này báo cáo trong suốt năm 2021.

Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết, bệnh viện đã liên tiếp cấp cứu 2 trường hợp trẻ nhũ nhi sốc sốt xuất huyết nặng chỉ trong 1 đêm. Hai bé đều dưới 1 tuổi và đều nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Đó là trường hợp của hai bé gái Nguyễn Lê Nguyệt M. (4 tháng tuổi, ngụ tại Quận 12) và bé Phan Nhã U. (8 tháng tuổi, ngụ tại TP.Thủ Đức). Cả hai bé đều có bệnh sử giống nhau là 3 ngày đầu sốt cao liên tục, uống thuốc hạ sốt có giảm nhưng sau lại sốt trở lại. Qua ngày thứ 4, bé bớt sốt nhưng lừ đừ, bú kém, tay chân lạnh, môi tái nên gia đình đã đưa tới bệnh viện khám.

hai bệnh nhi đều nhập viện trong tình trạng rất nặng với môi tái, chi mát, mạch không bắt được, huyết áp không do được, gan to, chấm xuất huyết rải rác kèm theo máu cô đặc với dung tích hồng cầu lên đến 51%.

Trẻ được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue nặng (độ nặng nhất), tiên lượng nặng vì xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi. Ngay lập tức, hai bệnh nhi được cho thở oxy, thiết lập đường truyền tĩnh mạch để truyền dịch chống sốc.

Tuy nhiên, do trẻ nhỏ và tình trạng trụy tim mạch rất nặng nên việc tiếp cận đường truyền tĩnh mạch khó khăn. Các bác sĩ phải tiến hành chọc tủy xương và bộc lộ tĩnh mạch để có đường truyền cấp cứu cho bé. Sau đó, trẻ được truyền dung dịch điện giải và cao phân tử để chống sốc.

Các bé nhập viện trong tình trạng nguy kịch, thiếu máu nặng nên các bác sĩ phải khẩn trương truyền máu, các chế phẩm máu như huyết tương tươi, kết tủa lạnh và tiểu cầu để ổn định đông máu, tránh nguy cơ xuất huyết tiêu hóa hay xuất huyết não ở trẻ.

Ngoài ra, hai bé còn bị suy hô hấp nặng do phù mô kẽ và tràn dịch màng phổi, màng bụng lượng nhiều. Sau hơn 3 ngày cấp cứu tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, tình trạng 2 bé đã cải thiện tốt và được chuyển lên Khoa Sốt xuất huyết điều trị tiếp. Sau quá trình điều trị, hai bé đã phục hồi, tỉnh táo, bú tốt và đã được xuất viện.

Triệu chứng của bệnh gồm: Trẻ sốt cao liên tục 2-7 ngày kèm dấu hiệu xuất huyết như chấm xuất huyết ở da (thường ở cánh tay, cẳng chân), chảy máu răng, máu mũi. Khi trở nặng, trẻ đau bụng nhiều, gan to, trụy tim mạch với tay chân lạnh, da nổi bông, ói máu hay tiêu phân đen. Khi phát hiện sốt từ 2-3 ngày thì cần nghĩ ngay tới nguy cơ mắc sốt xuất huyết đầu tiên, nên tới các cơ sở y tế để khám và có hướng điều trị kịp thời.

Sốt xuất huyết có thể kéo dài tới 7 ngày, có một số trường hợp sẽ lâu hơn như trẻ lớn, người lớn. Chúng ta cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, cảnh báo bệnh trở nặng.

https://www.zintro.com/profile/zi48c78236
https://www.theverge.com/users/namkhoa152
https://forum.magicmirror.builders/topic/1109/mmm-icloud-client/12?page=2
https://alphacs.ro/member.php?66250-keomalaysia
https://my.desktopnexus.com/ask115suckhoe/
https://bbs.now.qq.com/?2170465
https://forum.mobilelegends.com/home.php?mod=space&uid=890077&do=profile
http://raovatsoctrang.com/member.php?u=5706449
https://mastodon.iriseden.eu/@namkhoa152xadan
https://mail.mchinese.ca/home.php?mod=space&uid=960818
https://www.mississaugachinese.ca/home.php?mod=space&uid=960818
https://www.hackathon.io/users/279652
http://notes.soliveirajr.com/user/editDone/54284.page
http://www.malaysianbabes.net/forum/profile/115437-namkhoa152xadan/?tab=field_core_pfield_12
https://masthead.social/@namkhoa152xadan
https://www.astonmartinlife.com/members/namkhoa152xadan.21677/#about
https://www.audiq3forum.com/members/namkhoa152xadan.26258/#about

– Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) chia sẻ: "Thường vào ngày thứ 3 hoặc ngày thứ 6 (giai đoạn nguy hiểm nhất), bệnh nhân có dấu hiệu bắt đầu giảm hoặc hết sốt. Trong 24h sau khi bệnh nhân giảm hoặc hết sốt bệnh nhân có thể sẽ trở nặng.

Trường hợp này khác so với những trường hợp nhiễm siêu vi, nhiễm trùng khác. Thông thường bệnh nhân giảm sốt thì sẽ khỏe hơn . Tuy nhiên, trong trường hợp nhiễm sốt xuất huyết, nếu như bệnh nhân giảm sốt hoặc hết sốt nhưng lại mệt mỏi nhiều hơn , lừ đừ, nôn ói, đau bụng, xuất huyết nhiều, chảy máu mũi, chảy máu răng...chúng ta cần đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế khám để đánh giá kịp thời xem bệnh nhân có bị sốc hay xuất huyết nặng hay không để điều trị kịp thời."

Khi bệnh nhân hết sốt từ 2 ngày trở lên mà không có những biến chứng nặng gì xảy ra như không đau bụng, không nôn ói hay không xuất huyết nhiều, không đi cầu phân đen...ăn uống được, khỏe khoắn hơn, tiểu nhiều, cảm giác hơi ngứa ngoài da thì bệnh nhân đang đà khỏi bệnh. Từ ngày thứ 7 trở đi được coi là tương đối an toàn đối với người bệnh.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

cat bao quy dau co dau khong chua the nao

trung quoc phong toa thanh pho vi covid

yeu sinh ly la can benh the nao cung hoi dap voi bac si chuyen gia