Giải mã lý do con gái dậy thì ngày càng sớm

Các chuyên gia phỏng đoán trẻ dậy thì ngày càng sớm là do tình trạng thừa cân, béo phì, phơi nhiễm một số chất hóa học trong môi trường hoặc tâm lý.

Năm 1980, khi đang làm giám đốc ban điều trị trẻ bị bạo hành ở Trung tâm Y tế Đại học Duke tại Durham, Marcia Herman-Giddens phát hiện trẻ em gái tại đây phát triển ngực ở độ tuổi từ 6 đến 7, sớm hơn nhiều so với ngưỡng bình thường.

Một thập kỷ sau, bà công bố kết quả nghiên cứu hơn 17.000 bé gái đã kiểm tra thể chất tại các văn phòng bác sĩ nhi khoa trên khắp đất nước. Theo đó, vào giữa những năm 1990, các bé gái phát triển ngực vào khoảng 10 tuổi, sớm hơn một năm so với ghi nhận trước đây.

Công trình nghiên cứu này mở ra bước ngoặt của lĩnh vực y học về tuổi dậy thì. Các nghiên cứu tiếp nối trong suốt những thập kỷ sau đó đều cho thấy tuổi dậy thì ở trẻ em gái toàn thế giới giảm khoảng 3 tháng sau mỗi 10 năm, kể từ năm 1970.

Dù hậu quả chưa rõ ràng, song các chuyên gia cho rằng dậy thì sớm có thể gây ra những tác động có hại, đặc biệt là đối với trẻ em gái. Các bé gái dậy thì sớm có nguy cơ bị trầm cảm, lo lắng, xu hướng lạm dụng chất kích thích và gặp vấn đề tâm lý nhiều hơn so với các bạn đồng niên dậy thì muộn. Trẻ em gái có kinh nguyệt sớm cũng có nguy cơ bị ung thư vú hoặc ung thư cổ tử cung cao hơn khi đã trưởng thành.

Các chuyên gia chưa rõ yếu tố rủi ro liên quan đến việc dậy thì sớm. Tuy nhiên, hầu hết phỏng đoán béo phì, các thay đổi về môi trường, hóa chất trong thực phẩm có thể ảnh hưởng.

So sánh độ tuổi dậy thì của trẻ em Mỹ và Đan Mạch, các nhà khoa học nhận thấy các bé gái Đan Mạch có độ tuổi kinh nguyệt bằng với mức trung bình trước đây, là 11 tuổi, khác với trẻ em Mỹ. Trong khi đó, trẻ em Mỹ tỷ lệ béo phì cao hơn. Từ đó, nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ nữ thừa cân hoặc béo phì bắt đầu kỳ kinh sớm hơn trẻ có trọng lượng trong mức trung bình.

Nghiên cứu kéo dài nhiều thập kỷ trên gần 1.200 bé gái tại Louisiana, công bố năm 2003, cho thấy mỗi độ lệch chuẩn so với trọng lượng trung bình thời thơ ấu có thể làm tăng gấp đôi cơ hội dậy thì sớm trước tuổi 12.

Năm 2021, các chuyên gia từ Anh phát hiện leptin, loại hormone do các tế bào mỡ tiết ra có tác dụng hạn chế cảm giác đói. Leptin hoạt động trên một phần của não, điều chỉnh sự phát triển của giới tính. Chuột và những người có đột biến gene nhất định trải qua quá trình dậy thì hoặc phát dịch muộn hơn.

Tiến sĩ Natalie Shaw, chuyên gia nội tiết nhi tại Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia, cũng cho rằng béo phì là nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm. Tuy nhiên, đây không phải nguyên nhân duy nhất. Bà chỉ ra nhiều trẻ dậy thì sớm dù không gặp tình trạng thừa cân.

Một thập kỷ sau nghiên cứu của Herman-Giddens, tiến sĩ Anders Juul, khoa nội tiết Đại học Copenhagen, nhận thấy số trẻ dậy thì sớm ở Copenhagen tăng. Các bé gái đôi khi phát triển ngực ở độ tuổi từ 7 đến 8.

Trong nghiên cứu năm 2009 trên gần 1.000 học sinh nữ, ông và các đồng nghiệp phát hiện độ tuổi trung bình phát triển ngực ở các em giảm khoảng một năm so với nghiên cứu trước đó, xuống còn dưới 10 tuổi. Hầu hết các em dậy thì từ 7 đến 12 tuổi. Các em cũng có kinh nguyệt từ năm 13 tuổi, sớm hơn khoảng 4 tháng so với các phân tích trước đó.

"Sự thay đổi rất lớn diễn ra trong khoảng thời gian ngắn", tiến sĩ Juul nói.

Khác với các bác sĩ ở Mỹ, ông nhận định việc phơi nhiễm hóa chất trong môi trường và thực phẩm mới là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dậy thì sớm. Trong nghiên cứu năm 2009, trẻ em gái phát triển ngực sớm có nồng độ phthalate trong nước tiểu cao. Đây là chất được sử dụng để làm dẻo nhựa, tìm thấy trong hầu hết các vật dụng gia đình, từ sàn nhựa vinyl đến bao bì thực phẩm.

Phthalate là một dòng trong nhóm hóa chất lớn hơn, gọi là "chất gây rối loạn nội tiết", có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hormone, đã trở nên phổ biến trong môi trường vài thập kỷ qua.

Trong báo cáo xuất bản đầu năm nay, tiến sĩ Juul và các đồng nghiệp phân tích hàng trăm nghiên cứu về các chất gây rối loạn nội tiết, có thể ảnh hưởng đến tuổi dậy thì. Phương pháp nghiên cứu đa dạng, một số được thực hiện ở các trẻ em trai, số khác trên trẻ em gái. Các chuyên gia đánh giá mức phơi nhiễm các loại hóa chất ở độ tuổi khác nhau. Họ so sánh 23 nghiên cứu với nhau, song không tìm ra chất hóa học nào khác có thể khiến trẻ em gái dậy thì sớm.

Yếu tố khác cũng liên quan đến tình trạng dậy thì sớm là căng thẳng tâm lý. Những trẻ bị lạm dục tình dục khi còn thơ ấu có thể dậy thì sớm hơn, tuy nhiên, các nhà khoa học chưa khẳng định về mối quan hệ nhân quả. Căng thẳng và chấn thương tâm lý có thể thúc đẩy sự phát triển nói chung.

Các trẻ em gái có mẹ bị rối loạn tâm lý, hoặc không sống cùng cha đẻ, thường dậy thì sớm hơn. Yếu tố về lối sống như thiếu hoạt động thể chất cũng dẫn đến những thay đổi trong thời gian dậy thì.

Trong thời kỳ đại dịch, bác sĩ nội tiết nhi khoa toàn thế giới cũng nhận thấy số trẻ em gái dậy thì sớm đang tăng lên. Nghiên cứu công bố tại Italy vào tháng 2 cho thấy hơn 300 trẻ được giới thiệu đến 5 phòng khám trên khắp đất nước trong 7 tháng cuối năm 2020, gấp đôi so với 140 trẻ cùng kỳ năm 2019. Tình trạng này diễn ra nhiều nhất tại Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ.

https://115ask.com/giai-dap-cach-pha-thai-bang-thuoc-nam-co-an-toan-khong.html
https://dakhoaquoctedongda.com/nu-gioi-moi-pha-thai-uong-thuoc-tranh-thai-co-sao-khong/
https://dakhoaquoctedongda.com/pha-thai-bang-phuong-phap-sinh-non-nhung-kien-thuc-huu-ich-nhat/
https://bacsigioi.com.vn/cac-loai-thuoc-pha-thai-an-toan-nhat-cong-dung-cach-su-dung-va-luu-y.html
https://noosfero.ufba.br/bvsuckhoesinhsan/blog/ch%E1%BB%AFa-rong-kinh-t%E1%BA%A1i-nha
https://namkhoa152xadan-6b1032.webflow.io/blog/dau-duong-vat-nen-lam-the-nao-de-chua
http://namkhoa152xadan.iwopop.com/benh-giang-mai
http://namkhoa152xadan.iwopop.com/
https://www.hahalolo.com/post/627cdb6556323147e58a0401
http://namkhoa152.e-monsite.com/blog/namkhoa/khi-nao-can-kham-benh-nam-khoa.html
https://bvsuckhoesinhsan.puzl.com/_news/dau-hieu-chay-mu-bat-thuong-o-duong-vat-nam-gioi/343741
https://60ffa9f79cd4d.site123.me/my-blog/tham-my-vung-kin-kieu-han-quoc-nhu-nao
https://bvsuckhoesinhsan.doodlekit.com/blog/entry/21087102/dan-ong-thich-gi-o-con-gai
http://namkhoa152.bravesites.com/entries/general/duong-vat-co-mui-hoi-la-can-benh-nhu-the-nao
https://bacsicuatoi.hpage.com/que-thu-thai-gia-bao-nhieu-tien.html

Paul Kaplowitz, giáo sư danh dự về nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng Quốc gia tại Washington, cho biết: "Tôi đã hỏi các đồng nghiệp của mình trên khắp đất nước. Họ thấy xu hướng tương tự. Không rõ điều này do căng thẳng gia tăng, lối sống ít vận động hay do cha mẹ ở gần con gái nhiều và nhận ra những thay đổi sớm hơn.

Trong nhiều thập kỷ, sách y văn xác định giai đoạn dậy thì của trẻ bằng cách sử dụng Thang đo Tanner, dựa trên phân tích chặt chẽ kể từ năm 1949 đến năm 1971 của khoảng 700 trẻ em sống tại Anh.

Thang đo này xác định tuổi dậy thì trung bình ở trẻ em trai là 9 tuổi, trẻ em gái là 8 tuổi. Nếu tuổi dậy thì bắt đầu sớm hơn ngưỡng đó, các bác sĩ cần sàng lọc các trẻ mắc chứng rối loạn nội tiết tố hiếm gặp. Các trẻ sẽ được chụp cắt lớp não và dùng thuốc ngăn chặn tuổi dậy thì theo duy định để trì hoãn giới tính phát triển cho đến một độ tuổi thích hợp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

cat bao quy dau co dau khong chua the nao

trung quoc phong toa thanh pho vi covid

yeu sinh ly la can benh the nao cung hoi dap voi bac si chuyen gia