Tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Mặc dù tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh tương đối phổ biến nhưng tình trạng này có thể tự biến mất mà không cần điều trị khi trẻ được 1 tuổi. Trong khi đó, bệnh tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ nhỏ hoặc người trưởng thành thường phát sinh do bìu bị viêm hoặc chấn thương nên sẽ cần tiếp nhận điều trị.

 Triệu chứng

 Thông thường, dấu hiệu duy nhất của tràn dịch tinh mạc là sưng nhưng không đau ở một hoặc cả hai tinh hoàn, trông giống như một quả bóng nhỏ chứa đầy chất lỏng bên trong bìu và chủ yếu ở phía trước của tinh hoàn.

 Triệu chứng tràn dịch màng tinh hoàn ở người lớn có thể gây cảm giác khó chịu do sự nặng nề của bên bìu sưng. Đôi khi vùng bị sưng có thể nhỏ hơn vào buổi sáng nhưng lại trở nên lớn hơn vào cuối ngày. Cơn đau cũng thường tăng theo sự thay đổi kích thước. Điều này khiến người bệnh không thoải mái trong các hoạt động thường nhật như đi bộ hay quan hệ tình dục.

 Tuy nhiên, đôi khi triệu chứng trên không chỉ cảnh báo bệnh tràn dịch tinh mạc. Để chắc chắn hơn, khi bị sưng vùng bìu, bạn hãy khám nam khoa để kiểm tra phòng khi mắc các bệnh lý tiềm ẩn khác.

 Những trường hợp sau đây cần tìm kiếm sự hỗ trợ về y tế:

Triệu chứng tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ nhỏ không tự hết sau một năm hoặc vùng sưng lan rộng
Bìu sưng đau đột ngột hoặc vài giờ sau chấn thương ở dương vật và tinh hoàn
Sưng bìu kèm theo những dấu hiệu và triệu chứng khác trong đó có xoắn tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn phải được điều trị trong vòng vài giờ kể từ khi bắt đầu có triệu chứng để giữ được chức năng của tinh hoàn.
 Nguyên nhân gây tràng dịch tinh hoàn

 Nguyên nhân tràn dịch màng tinh hoàn là gì?

 Trẻ sơ sinh bị tràng dịch màng tinh hoàn

 tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh

 Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây tràn dịch tinh mạc ở các bé trai có khả năng bắt nguồn từ tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn ở thai nhi. Điều này có nghĩa là bệnh đã phát triển từ trong thai kỳ, trước khi trẻ chào đời.

 Thông thường, tinh hoàn di chuyển vào bìu từ khoang bụng đang phát triển của trẻ. Tinh hoàn bình thường được bao quanh bởi một túi mô mềm bảo vệ. Túi mô mềm tạo ra một lượng nhỏ dịch để “bôi trơn” cho phép tinh hoàn di chuyển tự do. Lượng dịch dư thừa thường được hấp thu bởi tĩnh mạch trong bìu sau khi túi mô này đóng lại. Nếu sự cân bằng bị thay đổi giữa lượng dịch tạo ra và lượng dịch thoát đi thì sẽ gây ra ứ đọng dịch, từ đó dẫn đến tràn dịch tinh mạc.

 Tràn dịch tinh mạc ở trẻ sơ sinh có thể diễn ra dưới hai dạng gồm:

Dạng không giao tiếp: túi chứa tinh hoàn vẫn đóng như bình thường và dịch bên trong túi có thể cần 1 năm mới được hấp thu hết
Dạng giao tiếp: túi chứa tinh hoàn không đóng lại, dẫn đến tình trạng chất lỏng có thể chảy ngược vào bụng. Loại này thường có liên quan đến chứng thoát vị bẹn.
 Tràn dịch màng tinh hoàn ở đàn ông trưởng thành

 tràn dịch màng tinh hoàn

 Hầu hết trường hợp tràn dịch tinh mạc ở người lớn thường xảy ở độ tuổi từ 40 trở lên. Tuy nguyên nhân tràn dịch màng tinh hoàn vẫn chưa được xác định rõ nhưng một số chuyên gia cho rằng bệnh có thể phát triển bởi một số yếu tố sau:

Chấn thương
Viêm sưng bìu do nhiễm trùng trong tinh hoàn (viêm tinh hoàn) hoặc viêm mào tinh hoàn
 Ai có nguy cơ bị tràn dịch tinh mạc?

 Theo thống kê, bệnh tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh chiếm tỷ lệ ít nhất là 5%. Đặc biệt, rủi ro này sẽ càng cao nếu trẻ sinh non.

 Mặt khác, đối với đàn ông trưởng thành, nguy cơ bị tràn dịch tinh mạc có thể tăng bởi:

Chấn thương hoặc viêm ở vùng bìu
Nhiễm trùng, chẳng hạn như từ các bệnh lây qua đường tình dục (STD)
 Bệnh tràn dịch màng tinh hoàn có nguy hiểm không?

 Tràn dịch màng tinh hoàn có nguy hiểm không? Mức độ nghiêm trọng của tràn dịch tinh mạc thường không cao. Đồng thời, bệnh cũng không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, đôi khi vấn đề sức khỏe này có thể liên quan đến một số bệnh lý tiềm ẩn về tinh hoàn khác và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời, chẳng hạn như:

Nhiễm trùng hoặc ung thư tinh hoàn
Thoát vị bẹn
 Chẩn đoán và điều trị

 tràn dịch màng tinh hoàn 

 Bác sĩ thường bắt đầu với một bài kiểm tra thể chất, có thể bao gồm:

Kiểm tra độ đau ở bìu bị sưng
Tạo một lực lên vùng bụng và bìu để kiểm tra thoát vị bẹn
Chiếu đèn soi qua bìu (transillumination). Nếu lượng dịch tràn lớn thì sẽ được dẫn lưu dịch ra ngoài bằng bơm tiêm.
 Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định:

Xét nghiệm máu và nước tiểu nhằm xác định nguyên nhân tràn dịch màng tinh hoàn, chẳng hạn như nhiễm trùng do viêm mào tinh hoàn
Siêu âm để loại trừ khả năng bị thoát vị, có khối u tinh hoàn hoặc các nguyên nhân khác gây sưng bìu tinh hoàn

https://115ask.com/tran-dich-tinh-hoan-o-tre-so-sinh-co-nguy-hiem-khong.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

cat bao quy dau co dau khong chua the nao

trung quoc phong toa thanh pho vi covid

yeu sinh ly la can benh the nao cung hoi dap voi bac si chuyen gia